Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Tìm hiểu về gà chọi Mã Lai – Gà chiến cổ xưa của châu Á

Tìm hiểu về gà chọi Mã Lai – Gà chiến cổ xưa của châu Á

gà chọi Mã Lai

Gà chọi Mã Lai có nguồn gốc lâu đời từ bán đảo Malaysia. Nhưng chúng được phát triển và biết đến nhiều ở các quốc gia phương Tây như Mỹ, Úc, châu Âu,… Chiến kê này thường được nuôi để làm gà chọi là chính và có ảnh hưởng tích cực đến một số giống gà chọi khác ở Việt Nam, điển hình như gà Chợ Lách. 

Tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc của gà chọi Mã Lai 

Gà Mã Lai có nguồn gốc phát triển ở châu Á. Giống gà này từng tồn tại ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia trong hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, giả thuyết về sự xuất hiện của giống gà này vẫn còn là một ẩn số. 

Ông Temminck từng đưa ra giải thuyết gà Malay được tiến hóa từ gà khổng lồ Gallus giganteus đã tuyệt chủng vào thế kỷ 19. Gà khổng lồ đã bị cô lập một thời gian dài trên đảo hoang, xung quanh là đồng cỏ, bụi rậm. Do đó, loài gà này đã dần tiến hóa để thích nghi với cuộc sống ở mặt đất. Người Malay đã mang chúng về thuần hóa. 

Trong cuốn sách Cockfighting all over the world (1928) của Finsterbusch, tác giả cũng dựa vào các đặc điểm cơ thể và tập tính để củng cố giả thuyết gà Mã Lai có tổ tiên khác với gà Bankiva – một loài gà có thói quen bay nhảy như chim. 

Hiện nay, cũng có một bài nghiên về di truyền đã chỉ ra tổ tiên của gà này là từ gà rừng Đông Nam Á. Nhưng người ta chỉ mới được nghiên cứu được vài chục giống nên thuyết gà chiến Malay có tổ tiên là gà rừng khổng lồ vẫn còn sức thuyết phục và được nhiều người chơi gà chọi tin tưởng. 

gà chọi Mã Lai

Gà chọi Malay – Hậu duệ của gà rừng khổng lồ

Đặc điểm nhận dạng của gà chọi Mã Lai là gì? 

Gà Mã Lai là một giống gà to xác. Con trống khi nuôi được 6 tháng đã nặng khoảng 2,5kg. Trong khi con trống trưởng thành sẽ nặng đến 4,1 – 4,5kg. Giống gà chọi này có đầu to, mắt lồi, chân đen, cẳng vuông, thịt đèn và chui lông. 

Phần cổ gà Mã Lai vươn dài và to rất tiện lợi cho việc đào bới, tìm kiếm thức ăn trong các bụi rậm. Ngực bè, rộng, cơ ngực mạnh nhưng không sâu như các loài gà chuyên bay nhảy Bankiva. Hai cánh khá ngắn nên không thể chịu được áp lực nặng lên cơ thể. Chân đen, xương khớp chắc khỏe, rắn chắc. Phần xương sọ to và cứng. 

Gà chọi Mã Lai có hai mắt thụt sâu, da mặt dày. Các tích và tai nhỏ được bao phủ bởi một lớp lông cứng nhằm chống trầy xước, vướng víu hoặc bị đâm trúng. Mỏ và hàm rộng, da hầu lớn để nuốt thức ăn lớn. Cựa gà mọc ở vị trí thấp, gốc cựa lớn, mọc thẳng hoặc mọc chỉ địa. 

gà chọi Mã Lai

Gà Malay có thân hình to lớn

Gà chọi Mã Lai thi đấu có hay không? 

Thực tế, để đánh giá được một giống gà chọi đá hay hay dở, nó còn phụ thuộc vào khả năng thực chiến của từng loại gà. Vậy nên, gà Mã Lai được đánh giá là một trong những “chiến binh” không quá xuất sắc tại nhiều sới gà. Mặc dù chúng rất gan lì, khi vào trận thì tích cực đá như điên nhưng “có tiếng lại không có miếng”.

Gà Mã Lai có điểm mạnh là to con, dai sức nhưng lại yếu võ. Vấn đề gặp phải là do đôi chân. Do quá trình tiến hóa, nên gà chọi này chỉ thích hợp để chạy bộ, đi bộ thay vì việc bật cao và nhảy cao. 

Nhưng xét về độ dai sức thì ít có chiến kê nào có thể vượt mặt được gà chọi Malay. Chúng dai sức và lì đòn đến nỗi có thể đá gà trong suốt 4 ngày liền (ngày đá đêm nghỉ). Cho đến khi không thể đứng dậy đá tiếp nhưng đôi chân vẫn cựa quậy về phía đối phương. 

Đó là nhờ vào đặc tính bắp thịt khô, nhiều thớt nên gà thường ít mệt do thiếu nước trong quá thi đấu. Thêm vào đó, chúng còn có khả năng làm vết thương nhanh chóng. 

gà chọi Mã Lai

Gà Malay to con nhưng thường yếu võ

Chia sẻ cách nuôi gà chọi Mã Lai luôn khỏe mạnh 

Do được thừa hưởng những tập tính sống mạnh mẽ của gà rừng, nên gà Mã Lai cũng không khó nuôi. Gà thường ít xuất hiện bệnh lạ, nên khâu chăm sóc và quản lý sẽ nhẹ nhàng hơn so với gà thông thường. Tuy nhiên, gà Mã Lai lại không thích sống trong điều kiện nuôi nhốt. Vì vậy, người nuôi gà chọi cần phải lưu ý các vấn đề sau: 

Nơi ở dành cho gà chọi Mã Lai: Bạn cần phải đảm bảo một chuồng trại rộng lớn, thoáng mát và kiên cố. Chuồng nên được xây dựng bằng bê tông, gỗ và được che chắn xung quanh nhưng không quá bí bách để gà phát triển tốt. 

Thức ăn dành cho gà chọi Mã Lai: Giống gà chọi có tập tính ăn động vật bởi bầu diều nhỏ và đường ruột ngắn. Chúng thường ưa chuộng các thức ăn từ ếch nhái, côn trùng, cua, thằn lằn và cả rắn. Do đó, bạn cần phải cung cấp những thức ăn giàu đạm, chất lượng và thường xuyên bổ sung mồi tươi vào bữa ăn của các chiến kê này. 

gà chọi Mã Lai

Các sư kê hãy lưu ngay kinh nghiệm chăm sóc gà Mã Lai hay trên đây

Gà chọi Mã Lai có thân hình cao lớn, khỏe khoắn và dai sức rất thích hợp để tham gia đá gà trực tiếp. Người nuôi cần phải chăm sóc và luyện tập kỹ lưỡng để gà có được sức khỏe và kỹ năng tốt nhất mỗi khi tham gia thi đấu. 

>>> Xem thêm: Gà chọi Philippine và những điều mà bạn chưa biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *