Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Gà chọi Thái – Nguồn gốc, dấu hiệu nhận biết, đòn đá và cách chăm sóc đúng

Gà chọi Thái – Nguồn gốc, dấu hiệu nhận biết, đòn đá và cách chăm sóc đúng

gà chọi Thái

Từ lâu, gà chọi Thái đã trở thành những chiến kê nức tiếng trong “làng gà”. Các chiến kê này không chỉ có thân hình đẹp, thon gọn mà còn có kỹ năng chiến đấu đầy khôn ngoan. Bài viết dưới đây SV388 sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin cần biết về giống chiến kê mạnh mẽ này của xứ sở chùa Vàng. 

Nguồn gốc của gà chọi Thái là từ đâu? 

Gà chọi Thái là tên gọi được dùng để ám chỉ giống gà chọi bản địa của quốc gia này. Người Thái Lan rất yêu thích bộ môn nghệ thuật “đá gà” và đã nuôi dưỡng, chăm sóc, nhân giống chúng từ hàng trăm năm nay. Năm 2009, Hiệp hội tiêu chuẩn gia cầm Anh đã chính công nhận giống gà chọi thuần chủng của Thái Lan. 

gà chọi Thái

Gà chọi Thái – Gà bản địa của người Thái

Đặc điểm nhận dạng của gà chọi Thái là gì? 

Gà đá, gà chọi ở Thái Lan rất đa dạng với nhiều dòng gà ngoại nhập hoặc được lai tạo. Nhưng giống gà chọi thuần chủng là được yêu thích hơn hẳn bởi kỹ năng chiến đấu thông minh, mạnh mẽ và các đặc điểm ngoại hình độc đáo. 

Gà chọi thuần chủng Thái Lan nổi bật với vóc dáng thanh mảnh, dáng đứng cao, chân dài hơn hẳn nhiều dòng gà chọi khác. Trọng lượng trung bình của gà thường dao động khoảng từ 2,5 – 2,8kg. 

gà chọi Thái

Gà chọi Thái có thân hình thanh mảnh, dáng đứng cao ráo

Các sư kê cũng không nuôi gà vượt quá con số này vì sẽ rất ghép chạng khi thi đấu, nên cơ bắp thường không lộ rõ. Nhưng bù lại, chúng có khả năng né đòn và luồn lách nhanh nhẹn nhờ vào phần đầu, cổ nhỏ nhắn, thon dài. 

Ngoài ra, các chiến kê này rất đa dạng về màu sắc. Nhưng đa phần là các tông màu cơ bản, phổ biến nhất là gà màu điều đỏ và gà màu ô. Gà chọi Thái có bộ lông không quá đồ sộ. Ngược lại, chúng rất dài và bóng mượt. Bởi người Thái Lan thường không có thói quen cắt tỉa lông hoặc om bóp nghệ như gà chọi Việt Nam. Các sư kê của nước này thường sẽ để lông gà cho đẹp mắt và áp dụng các bài thuốc om bóp riêng. 

>>> Xem thêm: Gà rừng Saipan – “Hùng kê đại chiến” của đảo Saipan

Đánh giá đòn đá của gà chọi Thái 

Nhiều người chơi gà chọi thường lo ngại rằng vóc dáng nhỏ, mảnh khảnh của gà Thái Lan sẽ gặp nhiều bất lợi khi đá gà trực tiếp. Tuy nhiên, chính những đặc điểm cơ thể này lại mang đến cho chúng nhiều lợi thế trên mọi đấu trường. 

Điểm cộng đầu tiên trong lối đá của gà chọi Thái là khả năng né đòn giỏi. Phần đầu nhỏ, cổ dài, thân hình thon gọn, đôi chân dài, mảnh giúp chúng luôn nhanh nhẹn, bật nhảy cao và tránh né linh hoạt trong mọi trận đấu. Đồng thời, các chiến kê này còn có thể tung ra những cú đá chắc chắn và có lực từ trên cao. 

Điểm cộng thứ hai về đòn đá của giống gà chọi này là lối đá chạy kiệu – chạy xe “danh bất hư truyền” của “làng gà”. Trong kiểu đá này, gà chiến sẽ tìm cách dẫn dụ đối thủ rượt đuổi theo mình và bất ngờ quay người tung ra những cú đá “trời giáng” khiến đối phương không kịp trở tay và nhanh chóng bị đánh bại. 

Tuy nhiên, không phải giống gà chiến nào cũng giỏi về chiến thuật này và gà chọi Thái Lan là một trong số đó. Thế nhưng, gà đá Thái cũng không ít bất lợi và dễ bị khắc chế khi gặp gà đá ôm vai, ôm đấm, gà đá trụ,… Hoặc do gà hăng quá mà chạy kiểu khỏi sới gà thì sẽ bị xử thua, nên nhiều sư kê Việt Nam cũng không quá ưa chuộng dòng gà đá theo kiểu này. 

gà chọi Thái

Gà chiến này có khả năng ra đòn nhanh, né đòn giỏi

Hướng dẫn cách chăm sóc gà chọi Thái Lan hiệu quả nhất 

Điều kiện thời tiết giữa Việt Nam và Thái Lan không quá khác biệt, nên đây là lợi thế lớn cho các sư kê Việt nhập gà từ nước này về. Thêm vào đó, gà Thái vốn đã khỏe mạnh và dễ thích nghi nên thường ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe và có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như đối với gà thông thường. 

Chế độ ăn uống của gà Thái 

Tuy nhiên, gà khi mới đem về, bạn nên cho chăm sóc và cho ăn đúng theo chế độ ăn trước đó trong những ngày đầu để gà không bị sốc và tập quen dần. Đến 3 – 4 ngày sau, các sư kê mới tiến hành thay đổi khẩu phần từng chút một để tránh trường hợp gà bỏ bữa hoặc bị sốc. Gà mới đem về cần được bổ sung thêm vitamin C, nước điện giải định kỳ,… để tăng sức đề kháng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất. 

Chế độ luyện tập

Gà mới mua về không nên luyện ngay. Bạn hãy để gà quen dần với môi trường sống mới rồi bắt đầu áp dụng các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Bạn có thể áp dụng các bài tập chạy lồng, vần gà,… để gà chiến đấu tốt hơn. 

Trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện, người nuôi cần phải theo dõi sức khỏe gà sát sao mỗi ngày để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và chữa trị kịp thời. Lưu ý, đối với gà chọi Thái, bạn không nên cắt tỉa lông để đảm bảo tính thẩm mỹ và tăng khả năng bảo vệ gà. 

gà chọi Thái

Bạn hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng, huấn luyện khoa học để tạo nên những thần kê như ý

Tóm lại, trên đây là tất tần tật các thông tin cần biết về giống gà chọi Thái. Chắc chắn, các chiến kê này sẽ mang lại cho bạn nhiều thắng lợi lớn trên mọi trường gà. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *