Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Cách nhận biết gà nòi thuần chủng – Hướng dẫn chăm sóc gà nòi đá hay

Cách nhận biết gà nòi thuần chủng – Hướng dẫn chăm sóc gà nòi đá hay

Gà nòi

Gà nòi (gà chọi) là tên của một giống gà nội địa Việt Nam. Ngoài được nuôi để phục vụ cho việc chọi gà thì gà nòi cũng là một giống gà có chất lượng thịt khá tốt, là loại gà đặc sản được rất nhiều người ưa chuộng. Bài viết này, SV388 sẽ giúp cho bạn nhận biết được gà nòi thuần chủng.

Nguồn gốc gà nòi

Gà nòi hay còn gọi với cái tên khác là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam được nuôi để phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là một giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. 

Gà nòi chính là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu tốt của Việt Nam gồm: Gà nòi, gà tre và gà rừng. Trong đó, gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng chỉ chiến đấu trong tự nhiên và thuộc loài hoang dã.

Gà nòi

Gà nòi

Thú nuôi gà nòi (gà chọi) đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay ở tại Việt Nam. Qua nhiều lần lai tạo và chọn giống, tại Việt Nam đã có một số giống gà nòi rất nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam mỗi địa phương đều có  những giống gà nòi nổi tiếng khác nhau.

  • Miền Bắc thì có gà Thổ hà (Bắc Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra ở đa số các tỉnh như là Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La hay Đô Lương – Nghệ An đều có những dòng gà nòi riêng khác. 
  • Miền Trung có rất nhiều lò gà tên tuổi: ở Ninh Thuận có gà Phan Rang; ở Khánh Hòa có gà Vạn Giã, Gò Dúi; ở Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh và đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng nhất là gà đòn, thế. Nếu như đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định đều phải thận trọng. Bình Định có  vô số lò gà nổi danh: Hoài Nhơn thì có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân thì có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát thì có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn thì có gà Phú Tài và đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
  • Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang) và gà Bà Điểm. 

Đặc điểm gà nòi

Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ vô cùng hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cực kỳ cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong các giống gà tiêu biểu của Việt Nam.

Gà chọi với đặc tính là vô cùng “máu” khi đá nhau. Gà khi được 7 ngày tuổi đã bắt đầu biết chọi đá. Khi gà nặng khoảng 1 kg thì sẽ bắt đầu bị rụng lông, da chuyển sang màu đỏ. 

Con trống có thân hình vô cùng vạm vỡ với đôi chân cao chắc khỏe, cựa rất sắc và dài, mào to, mình dài, cổ cao, mắt sắc và da đỏ rực. Gà chọi có sức khỏe rất dẻo dai, rất thiện chiến và ít bệnh tật. Trọng lượng của gà trống trưởng thành khoảng từ 3 – 4 kg.

Gà nòi

Đặc điểm gà nòi

Đây có thể nói là một giống gà tốt. Sắc lông chúng đa dạng đủ loại màu sắc, hình dáng thanh tú, hùng dũng và đặc biệt có cặp cựa dài và cực kì  gan dạ hiếu chiến. Đặc biệt rất nhanh nhẹn.

>>> Xem thêm: Cách luyện tập cho gà chọi tăng thể lực, dẻo dai, đá khỏe

Chăm sóc và huấn luyện cho gà nòi

Vệ sinh chuồng, trại

  • Vệ sinh chuồng trại gà thật sạch sẽ và mỗi sáng nhớ phải mở cửa lớn nhỏ quanh chuồng để đón ánh nắng tiêu diệt vi trùng và kí sinh trùng ẩn náu tại các góc kẹt của chuồng gà hay là dưới lớp lông vũ của gà.
  • Cần phải vệ sinh máng ăn và máng uống sạch sẽ bằng cách cọ rửa phơi nắng sát trùng. Tuyệt đối không được để dơ bẩn hoặc là có bám thức ăn hôi thiu.
  • Cần phải thay máng chứa phân và cọ rửa sạch sẽ rồi mới để lại vào vị trí cũ và sử dụng tiếp.
  • Quét dọng kỹ càng những thức ăn bị vương vãi.
  • Những lỗi đi trong chuồng gà và hành lang đều cần được quét dọn sạch sẽ thường xuyên để có thể ngăn ngừa các mầm mống bệnh tật.
  • Mỗi tháng cần tẩy uế dụng cụ chuồng trại và tẩy mùi hôi thối,…
Gà nòi

Cần đảm bảo chuồng trại cho gà nòi

Các phương pháp luyện tập cho gà nòi chiến

  • Vần hơi của gà chọi tơ hay còn gọi xổ hơi, quần hơi… Áp dụng cho gà tơ được 7 hay 8 tháng tuổi trở lên. Phương pháp này ta sẽ bịt mỏ và cựa của gà, chỉ được dùng cổ để xoay xở trước đòn đánh của đối thủ. Mục tiêu của quá trình này chính là để rèn luyện cho gà sức chịu đựng, sức bền và giúp cho chủ gà biết được tính, đòn đánh của gà.
  • Chạy lồng: Đây chính là phương pháp dùng để tập luyện bắp thịt của đùi và chân gà. Ta sẽ nhốt một con gà mồi ở trong một cái bội tre, sau đó sẽ chụp thêm 1 cái bội tre to ở phía bên ngoài để cho gà của mình không thể đánh con gà trong bội nhỏ. Khi đó, con gà của mình sẽ thấy khó chịu mà chạy quanh bội gà nhỏ.
  • Vào nghệ có pha lẫn với những vị thuốc để làm cho da gà có màu đỏ đẹp và giúp cho da gà dày hơn, tăng khả năng chịu đòn của gà.
  • Quần Sương: Phương pháp dùng để làm gà khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chịu đựng của gà đá. Cứ vào tờ mờ sáng, ta sẽ thả gà ra sân để nó vươn vai và đập cánh đi lại ở trong sân khi vẫn còn sương sớm.
  • Om bóp gà chọi: Gần giống với phương pháp vào nghệ, phương pháp này dùng các vị thuốc nam như là trà xanh, gừng và ngải cứu… để giúp cho gà khỏe mạnh hơn. 
Gà nòi

Nên om bóp gà nòi thường xuyên để giúp chiến kê khỏe mạnh hơn

  • Xổ gà: Gà được sẽ cáp độ với với gà tương đương, cùng tuổi để giao lưu và tập quen dần với việc thi đấu thực sự. Mỗi lần xổ gà thì chỉ nên xổ một đến hai hiệp.

Gà nòi là giống gà khá lớn, vì thế để gà có thể phát triển tốt nhất cần phải có thời gian nên các sư kê cần phải thật kiên trì. Những người chơi gà có nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách nuôi gà nòi, cách chăm sóc gà và cách tập luyện để cho gà đủ khỏe mới cho thi đấu. Chúc các bạn thật thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *